Chào bạn ! Chào mừng bạn ghé thăm Diễn đàn Tiếng Anh Online !


Bạn hãy:
>> Đăng nhập : Nếu bạn đã có tài khoản ở forum. Click vào để gõ ID và password.

>> Đăng ký : Nếu bạn chưa có tài khoản ở forum. Đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.

===========================================

Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chào bạn ! Chào mừng bạn ghé thăm Diễn đàn Tiếng Anh Online !


Bạn hãy:
>> Đăng nhập : Nếu bạn đã có tài khoản ở forum. Click vào để gõ ID và password.

>> Đăng ký : Nếu bạn chưa có tài khoản ở forum. Đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.

===========================================

Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhXem nhanhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Liên kết Site
Tìm kiếm Tùy Chỉnh
Latest topics
» 10 câu tiếng anh ngắn mà chất
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeby tranha0303 Sat Oct 19, 2019 2:22 pm

» Looking for a girlfriend
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeby frozen Mon Oct 14, 2019 8:44 pm

» IELTS chất lượng giá hợp lý sinh viên tại Quận 9
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeby ngn999 Wed Oct 02, 2019 10:03 am

» Tìm hiểu các cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeby songha125 Mon Sep 30, 2019 2:13 pm

» Cùng tìm hiểu tầm quan trọng của từ vựng tiếng Anh
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeby songha125 Fri Sep 27, 2019 5:42 pm

Số lượt truy cập

Bạn là lượt thứ
 
ghé thăm Diễn đàn EC


 

 Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS

Go down 
Tác giảThông điệp
youth english school
Thành viên mới
Thành viên mới
youth english school


Tổng số bài gửi : 5
Tổng số điểm : 24819
Uy tín : 0
Mức độ vi phạm :
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Right_bar_bleue

Tâm trạng : Tôi vui
Ngày tham gia : 25/09/2010

Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Empty
Bài gửiTiêu đề: Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS   Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeSat Sep 25, 2010 8:52 pm

1. Trước tiên, bạn phải hiểu mình đang/sắp đương đầu với cái gì?

Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn phải làm khi có kế hoạch thi IELTS là tìm hiểu về kỳ thi này. Hiện nay các loại sách báo, các trang web và diễn đàn có đầy đủ thông tin về những vấn đề cơ bản: thi những kỹ năng gì, thời gian bao lâu, mỗi kỹ năng gồm có mấy phần, thi hết bao nhiêu tiền, có thể thi được vào lúc nào… Tuy nhiên tôi muốn lưu ý bạn những điểm rất quan trọng sau đây:

• Kỳ thi này đánh giá kỹ năng ứng dụng tiếng Anh của các bạn trong một số hoàn cảnh nhất định (hỏi thông tin, thảo luận nhóm tại trường, nghe một bài giảng trên lớp, mô tả một biểu đồ/ qui trình hay trình bày phân tích một vấn đề, trong bài thi viết…). Vì kỳ thi kiểm tra kỹ năng nên bạn phải có (1) một kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh và (2) kỹ năng sử dụng những kiến thức đó vào một hoàn cảnh thực tế nhất định. Chính vì vậy, để thi được tốt, bạn phải rèn luyện cả hai mặt: kiến thức và kỹ năng. Nếu bạn không hài lòng với điểm số của mình, hãy kiểm tra xem đó là do kiến thức của mình còn có nhiều lỗ hổng cần bổ sung, hay do kỹ năng nghe/ nói/ đọc/ viết của bạn chưa được tốt.

• Tiêu chuẩn để đánh giá khả năng của bạn sẽ là tiêu chuẩn của tiếng Anh, chứ không phải tiếng Việt, vì vậy có một điều rất đơn giản nhưng bạn phải chú ý: bạn phải sử dụng tiếng Anh theo cách của người Anh (hay Úc, Mỹ đại loại là những nước sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ…), có nghĩa là bạn phải viết và nói theo văn phong của tiếng Anh chứ không phải bạn dịch một bài văn tương ứng bằng tiếng Việt sang tiếng Anh. Bạn phải nhớ: trong quá trình luyện thi hãy tập cách suy nghĩ theo tư duy của người ra đề, đó là cách bạn sẽ chiến thắng. Vậy thì người ra đề suy nghĩ như thế nào? Hãy tập trung vào hai vấn đề: câu hỏi yêu cầu nội dung gì? Và bạn phải trả lời như thế nào?

https://www.facebook.com/youthenglishschool


Được sửa bởi youth english school ngày Sat Sep 25, 2010 8:55 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
youth english school
Thành viên mới
Thành viên mới
youth english school


Tổng số bài gửi : 5
Tổng số điểm : 24819
Uy tín : 0
Mức độ vi phạm :
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Right_bar_bleue

Tâm trạng : Tôi vui
Ngày tham gia : 25/09/2010

Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS   Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeSat Sep 25, 2010 8:52 pm

2. Để ôn IELTS cần chuẩn bị những gì?

Tùy vào điều kiện thời gian, tài chính, và mục tiêu của bạn là bao nhiêu điểm mà bạn mua rất nhiều hoặc rất ít tài liệu, ôn thi ở một trung tâm hay tự học tại nhà, ôn thi ngày 2 tiếng hay 5 tiếng/ ngày. Nên nhớ, dù học kiểu gì thì bạn vẫn phải trau dồi hai thứ: kiến thức và kỹ năng. Theo kinh nghiệm của tôi, những thứ cần thiết là (thứ tự ngẫu nhiên):
- Một quyển từ điển Anh – Anh (để tư duy theo kiểu Anh tốt nhất là bắt đầu với một q từ điển toàn tiếng Anh và do một nhà xuất bản nước ngoài in ra. Đây k phải là lúc bạn ưu tiên dùng hàng Việt Nam ).
- Một vài quyển sách tốt, tùy theo điều kiện kinh tế và thời gian mà bạn chọn mua bao nhiêu quyển. Tôi sẽ phân tích kỹ hơn những sách nào là cần thiết và tốt để ôn thi IELTS
- Báo tiếng Anh, càng nhiều càng tốt. Đọc báo giúp bạn mở rộng thêm vốn từ cho các bài viết, tăng cường khả năng tư duy, phản xạ bằng tiếng Anh của bạn và vì thế rất cần thiết nếu bạn muốn đạt điểm đọc và viết tốt. Một số báo nên đọc là: Vietnamnews, New Scientist, Times, The Guardian, BBC news online, … the Economist (báo này khó nhưng mà đọc rất thú vị). Đây là một số báo (trừ Vietnamnews là chỉ có dạng offline) bạn vẫn có thể tham khảo trên mạng nhiều mà không phải trả phí, nhiều báo khác rất chất nhưng tiếc là những nội dung hay đều bị hạn chế.
- Tập nghe các kênh tin tức nước ngoài như BBC, ABC News, CNN, Discovery, National Geographic…
- Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Nếu bạn muốn được điểm cao, đừng tiếc công sức bỏ ra ôn luyện.

Một điều rất thú vị, thế nào là một quyển sách tốt? Thông thường tôi thấy có mấy loại sách phổ biến trên thị trường. Thứ nhất là sách có các bài Test bắt chước như format thi của IELTS mà bạn có thể luyện tập theo điều kiện tương đương như thi thật. Những bài thi này có thể dễ hơn, khó hơn hoặc tương đương với thi thật. Điều đấy không quan trọng lắm, bạn nên nhớ những quyển sách này chỉ giúp bạn làm quen với kỳ thi và hiểu hơn về những gì mình sẽ gặp phải thôi. Ngoài ra nó cũng giúp bạn nhận ra các lỗi chủ yếu của mình là ở đâu để khắc phục. Nếu bạn làm mãi những quyển này sẽ thấy điểm của mình đến một ngưỡng nào đó rồi không thấy cải thiện nữa, đơn giản là vì để nâng cao điểm, bạn cần kỹ năng làm bài, phản xạ ngôn ngữ tốt và sự tập trung chứ không phải là việc bạn hiểu rõ về bài thi.

Loại thứ hai là sách dạy các kỹ năng tiếp cận với mỗi loại câu hỏi và từng kỹ năng cụ thể, phải làm thế nào khi gặp phải từ mới, phải gạch chân từ khóa như thế nào, phải đọc theo những hướng như thế nào… Đây là những loại sách giúp bạn rèn luyện kỹ năng và vì vậy sẽ đạt điểm cao hơn. Thường thì cách sách này sẽ dạy bạn cách làm bài đồng thời cho bạn vài mẹo nhỏ để giúp bạn không bị mất điểm, hoặc nâng cao điểm lên… Tuy nhiên, một quyển sách tốt còn cho bạn nhiều thứ hơn như thế: những chủ đề. Bạn hãy chọn một quyển chia thành từng chủ điểm lớn và trong mỗi chủ điểm có các phần nhỏ về các kỹ năng nghe/ nói/ đọc/ viết. Một điểm thú vị và hay ho là những chủ điểm đấy cũng sẽ là những chủ đề bạn sẽ gặp phải trong khi thi viết và dựa vào đó bạn có thể (1) tự định hướng để tìm đọc các tài liệu, báo chí; (2) xây dựng một nhóm các từ vựng/ mẫu câu/ kiến thức bản thân cho mỗi chủ đề, và (3) tập viết bài theo các chủ đề để nâng cao kỹ năng viết, bạn sẽ vận dụng những từ vựng mẫu câu và kiến thức đã học để viết, và nhớ là phải viết theo kiểu Anh đấy!

Loại sách thứ ba nên có là sách ngữ pháp cơ bản để giúp bạn ôn lại những vấn đề cơ bản nhất của tiếng Anh, từ cách dùng quán từ, giới từ, danh từ, tính từ, động từ, cách sử dụng các thời, thì, cách…

Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất, nếu muốn ôn IELTS, bạn cần phải xác định thật quyết tâm, chăm chỉ và nghiêm túc. Chính bạn mới là người quyết định phương pháp nào là hiệu quả với mình. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi tin tưởng chắc chắn rằng muốn có kết quả tốt mỗi người đều phải học tập nghiêm túc và phải khổ công rèn luyện, việc đấy không ai có thể làm thay và làm tốt hơn bạn cả.

https://www.facebook.com/youthenglishschool
__________________


Được sửa bởi youth english school ngày Sat Sep 25, 2010 8:55 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
youth english school
Thành viên mới
Thành viên mới
youth english school


Tổng số bài gửi : 5
Tổng số điểm : 24819
Uy tín : 0
Mức độ vi phạm :
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Right_bar_bleue

Tâm trạng : Tôi vui
Ngày tham gia : 25/09/2010

Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS   Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeSat Sep 25, 2010 8:53 pm

3. Bạn nên khai thác những tài liệu như thế nào?

Hi vọng đến giờ bạn vẫn còn đủ kiên nhẫn đọc tiếp những dòng này, tôi chưa muốn đi thẳng vào từng kỹ năng thi IELTS mà muốn kể lại cho các bạn quá trình học tiếng Anh của tôi trước khi ôn IELTS, mà theo tôi nghĩ sẽ có ích để bạn nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh của mình một cách vững chắc và nhẹ nhàng. Tôi đề nghị bạn hãy đều đặn học như thế này trong một thời gian:

Nghe: Có một nguyên tắc cơ bản bạn cần nhớ là “Muốn nghe tốt, bạn phải nói chuẩn, và muốn nói chuẩn, phải tập nghe từ những nguồn chuẩn”. Hãy tạm gọi kênh BBC là kênh phát âm tiếng Anh chuẩn nhất đi nhé, giành khoảng 20-30 phút nghe thời sự BBC hàng ngày, bạn nghe chương trình thời sự điểm tin trên thế giới thôi cũng được. Đừng lo lắng nếu bạn không hiểu gì hết hoặc hiểu rất ít, quan trọng là bạn cố gắng đưa vào trong đầu mình cách phát âm (chú ý các trọng âm của từ), và nhịp điệu khi nói của người bản ngữ (trọng âm câu). Khi nào nghe được một từ bạn biết, đọc lại theo người ta, nghe một từ bạn chưa biết, cũng cố nhẩm lại để bắt chước cách người ta đọc, bạn sẽ dần dần quen với cách phát âm của tiếng Anh bằng cách đơn giản như vậy. (Lưu ý là cố gắng nghe lúc bạn tỉnh táo minh mẫn nhé vì tôi phát hiện ra nghe BBC lúc mệt là cách nhanh nhất đưa bạn vào giấc ngủ!)

Đương nhiên là xem mãi mà không hiểu thì cũng bực mình, bạn có hai cách: thứ nhất là xem lại chương trình thời sự VTV1, bao giờ VN mình cũng đưa lại những tin tức quốc tế, tuy nhiên không bao giờ đưa hết. Thứ hai là bạn chịu khó giành thời gian đọc một số báo chí phổ thông như Vietnamnews hay đọc luôn BBCnews online, ghi lại các từ mới. Ghi lại rồi, bạn sẽ thấy mấy ngày sau lại nghe lại những từ đấy, lâu rồi thành quen, dần dần bạn sẽ hiểu đến 80-90% những tin tức đưa ra.

Khi thấy mình tiến bộ rồi, bạn có thể nghe các kênh khác như Discovery hay National Geographic, trên đó có nhiều chương trình về khoa học và các vùng đất thú vị mà xem mãi không chán. Tuy nhiên bạn sẽ thấy là vẫn có những lúc mình chẳng hiểu gì hết cả, đừng quá lo lắng, không hiểu lúc ngay lúc đấy, bạn có thể hiểu ra vào một lúc khác, mà thông thường là luôn luôn có những thứ mà ta chưa hiểu, và có thể sẽ hiểu ra vào một lúc nào đó trong tương lai, hoặc không bao giờ !

Nói: Nói là kỹ năng rất khó luyện tập một mình, bạn không thể nhìn vào gương nói liên tục với bản thân mình mà không thấy chán được. Bạn cũng cần phải có sự tự tin và “quen mồm”, mà điều này thì không thể dễ có được ngày một ngày hai. Một điều tôi khuyên bạn là không nên nóng vội với kỹ năng này, khi bạn đã chăm chỉ học nghe, đọc, viết, bạn sẽ thấy tiếng Anh đã nằm trong đầu bạn rồi và đưa nó ra miệng thôi. 

Tuy vậy, vẫn có một lưu ý. Những người gặp khó khăn với giao tiếp trong tiếng Anh thì rất cần một quyển giao tiếp đơn giản. Tôi có hai ví dụ, thứ nhất là quyển Streamline, mà hồi trước bố tôi và rất nhiều người thế hệ trước đã học. Theo tôi nhớ thì quyển đó có rất nhiều bài, và mỗi bài có phần mở đầu là một/ nhiều đoạn hội thoại ngắn thuộc đủ các tình huống. Giao tiếp, nói một cách đơn giản là một thói quen mang nhiều nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử, địa lí… Vì thế, giống như khi đang đi trên đường của Anh thì bạn phải tuân thủ luật giao thông ở đó, chứ không thể lí luận “tôi sống từ bé ở Việt Nam quen đi xe bên phải, sang đây tôi chỉ đi bên phải thôi”, cách tốt nhất là bạn học thuộc lòng các cách nói của họ và tập nói đúng như vậy. Quyển thứ hai tôi thấy cũng rất phổ biến là những quyển đại loại như “Tình huống giao tiếp Anh Việt”, bạn nghĩ quyển này giống như sách giành cho người đi du lịch chỉ bập bẹ được vài chữ phải không? Thực ra nó rất có ích vì quyển sách cung cấp nhiều tình huống khác nhau và bạn sẽ biết người Anh có những cách nói như thế nào với từng trường hợp cụ thể như vậy.

Sau đó khi học thuộc các câu giao tiếp đơn giản, các bạn cố gắng áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Lý tưởng nhất là bạn tập nói với người bản ngữ, ví dụ như tham gia một đợt tình nguyện với các bạn nước ngoài chẳng hạn (tôi từng tham gia với tổ chức Volunteer for Peace Viet Nam. Họ tổ chức nhưng work camp khoảng 2 tuần có cả sv Việt Nam và nước ngoài trong một hoạt động như kiểu làm vườn, nhổ cỏ, trồng cây, quét dọn, thăm quan… khá vui và nhiều cơ hội giao tiếp). Ngoài ra có thể tận dụng các cơ hội ở lớp học, nơi làm việc… để giao tiếp cũng rất tốt.

Đọc và vốn từ: Theo tôi vốn từ tiếng Anh có thể chia làm hai loại: từ thông dụng và từ chuyên ngành. Từ thông dụng bạn cần để đọc báo chí hàng ngày, nghe tin tức hàng ngày, tán chuyện lăng nhăng với mọi người, viết dăm câu ba điều trong một bức thư thông dụng… Từ chuyên ngành thì bạn hay gặp trong một lĩnh vực hẹp nào đó riêng biệt hơn mà không phải ai cũng biết và cần phải biết. Học tiếng Anh là để sử dụng được ngôn ngữ này trong cuộc sống, chứ chắc cũng không có ai định học thuộc lòng cả mấy chục nghìn từ trong từ điển, thế nên bạn nên mở rộng vốn từ theo hướng thế này:

- Học các từ thông dụng: để còn nghe ngóng được ở đâu vừa xảy ra động đất, bầu cử ở Iraq có gian lận hay không, hay là biết người dân Hy Lạp tại sao lại biểu tình khi mà quốc gia đang có nguy cơ vỡ nợ và thủ tướng đang phải chạy vạy xin tiền…
- Học các từ chuyên ngành mà bạn cần thiết: để còn đọc được sách chuyên ngành, viết được bài luận, thi cử và nói chuyện được với đồng nghiệp…

Ngoài ra tùy vào lĩnh vực mà bạn quan tâm thì có thể tìm hiểu thêm từ vựng ở các chuyên ngành khác, nhưng về cơ bản chỉ nên chú trọng đến từ thông dụng và từ chuyên ngành của bạn thôi.

Học từ chuyên ngành thì tôi không đề cập, đó là chuyện bạn học, rồi bạn sử dụng, bạn quên rồi nhìn thấy mãi thì cũng nhớ, (sau đó lâu biết đâu lại quên hết là chuyện bình thường)… tôi muốn bạn chú ý đến việc đọc và tích lũy vốn từ thông dụng qua việc đọc báo.

Hồi trước báo đầu tiên tôi đọc là Vietnamnews, vì nó khá là đơn giản, gần gũi, và có những gì tôi cần: đủ các loại tin tức từ dễ đến khó. Đầu tiên, tôi đọc những tin vắn bên lề báo, cố gắng hiểu, khi nào không hiểu lại sử dụng từ điển, sau đó tôi đọc những mục trung bình, rồi những bài bình luận dài. Cách đọc của tôi là đọc từng đoạn ngắn một, cố gắng theo được những tường thuật lại của bài báo, xem có từ nào chưa biết và thử đoán xem nội dung như thế nào. Thường thì bạn sẽ vẫn đoán ra, vì từng đoạn cũng ngắn thôi và nội dung thì cũng phải đi từ đơn giản đến phức tạp và vừa sức mình. Ngoài ra thì ngữ cảnh trên báo cũng khá rõ ràng. Nếu không thể đoán ra và không thể hiểu được thì tra từ điển.

Sau đó, bạn thử chọn ra một số từ tra trong từ điển và ghi vào sổ tay của mình. Việc cố gắng học hết tất cả mọi từ là một chuyện không cần thiết, vì (1) bạn không cần biết hết cũng hiểu được một mức nào đó bài báo, (2) học hết thì mất công lắm và (3) những từ không thông dụng rồi đằng nào cũng sẽ quên. Tôi chọn những từ nào xuất hiện nhiều lần (vì có vẻ như nó có ích), tra từ điển và ghi vào sổ. Bạn nên ghi vào sổ cả: từ, phân loại (n, v, adv, adj), phát âm, các nghĩa thông dụng (một từ có đến 20 nghĩa thì cũng chỉ ghi vài nghĩa phổ biến thôi), và ví dụ sử dụng. Nhất là trong q từ điển Oxford Advanced tôi thấy những ví dụ được in đậm đều là những cách dùng thông dụng nên ghi vào hết nếu thấy mình cũng sẽ có trường hợp sử dụng. Tôi thấy trong việc học từ, bạn phải chú ý không chỉ phát âm, ý nghĩa của từ mà một phần cũng quan trọng là bạn ghi nhớ một từ trong một văn cảnh cụ thể. Ngoài ra, tôi cũng hay ghi lại một số câu văn mà mình thấy tâm đắc vì nó đúng quá, nó có cấu trúc ngữ pháp lạ hay nó có tiềm năng có ích sau này. 

Sau đó tôi đọc các báo phức tạp hơn một chút, ví dụ như The Scientist, The Economist, Far-East Economic Review… tuy nhiên cách đọc nhìn chung vẫn không thay đổi. Lưu ý là các bạn có thể đọc một số trong các loại báo trên ở thư viện trường đại học, ở Trung tâm thông tin Hội đồng Anh, ở Trung tâm thông tin World Bank, Thư viện quốc gia phòng báo chí… Nếu không có thẻ thư viện hoặc không có thời gian nhiều thì bạn vẫn có thể đọc báo trên mạng, cũng rất đầy đủ và hữu ích.

Viết: Tôi chỉ có một lời khuyên là bạn nên viết thật nhiều và tốt nhất nên kết hợp với việc học đọc. Ví dụ, sau khi đọc một bài báo, tôi ghi lại những từ vựng quan trọng, các mẫu câu, các vấn đề và số liệu sau đó tôi viết lại một bài theo quan điểm của tôi. Đây vừa là cách bạn học từ mới, vừa là cách bạn luyện tập để đưa các ý tưởng trong đầu mình thành một bài viết trên giấy. Bạn có thể viết ngắn hoặc dài, đưa vào một hay hai vấn đề, không quan trọng, cái quan trọng là bạn cố gắng vận dụng những từ và cấu trúc vừa gặp, và rèn luyện một thói quen viết tiếng Anh. Ngoài ra bạn có thể tập viết về những thứ rất bình thường trong cuộc sống. Tôi vẫn còn giữ những bài viết hồi trước của mình về nỗi bức xúc khi trong văn phòng có nhiều “fare-well party” quá, hay là về căn nhà trong mơ của tôi, hay là về những thắc mắc công việc, những băn khoăn của mình khi vừa học GMAT vừa đi làm vô cùng mệt mỏi… Theo tôi tập viết là một thói quen tốt nên duy trì (cho dù là tiếng Việt hay tiếng Anh) vì đó là một cách tập thể dục cho đầu óc của bạn và giữ cho bạn minh mẫn.

Một khi bạn đã viết ra, bạn đã làm được một việc rất lớn: bạn có ý tưởng ở trong đầu và bắt bộ não bạn phải suy nghĩ và sản xuất ra được những câu văn bằng tiếng Anh viết ra giấy. Việc tiếp sau đó sẽ là phải viết cho trơn chu và hoàn chỉnh. Hãy tin tôi là sẽ chẳng bao giờ có chuyện viết ra mà không mắc một lỗi lầm nào hết. Khi câu văn đã nằm trên giấy, việc sửa sang, chau truốt là chuyện không khó. Bước quan trọng nhất là bạn tập cho đầu óc và cơ thể bạn quen với việc: gặp một vấn đề, động não, nghĩ và viết ra. Những bước tưởng như đơn giản thế thôi cũng nhưng để làm được cũng cần phải có sự tập luyện và cố gắng rất nhiều.

https://www.facebook.com/youthenglishschool
Về Đầu Trang Go down
youth english school
Thành viên mới
Thành viên mới
youth english school


Tổng số bài gửi : 5
Tổng số điểm : 24819
Uy tín : 0
Mức độ vi phạm :
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Right_bar_bleue

Tâm trạng : Tôi vui
Ngày tham gia : 25/09/2010

Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS   Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitimeMon Sep 27, 2010 9:36 pm

4. Đọc hiệu quả và viết có định hướng:

Nhiều bạn nghĩ để đọc tốt thì phải biết càng nhiều từ mới càng tốt, vì bạn sẽ hiểu được tất cả những gì được viết ra. Điều đó không đúng; ví dụ là với những bài đọc trong IELTS, ít thí sinh nào lại biết hết được từng từ trong bài, chưa nói đến việc hiểu nghĩa của từ đó đặt trong văn cảnh cụ thể, nhưng mọi người vẫn phải trả lời tất cả các câu hỏi, mà nhiều câu đề cập đến những khía cạnh rất nhỏ trong bài. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi thấy để đọc hiệu quả, các bạn hãy hình dung mỗi đoạn văn gồm nhiều câu văn ghép lại giống như những chiếc móc xích: các câu liên kết với nhau về mặt ngữ nghĩa để cùng nói đến một chủ đề chung. Mỗi bài văn lại gồm nhiều đoạn có mối quan hệ tương hỗ. Để đọc hiểu quả, bạn có thể không cần hiểu hết nghĩa của từng từ trong đoạn văn, nhưng nhất thiết, nhớ là nhất thiết, phải nhìn ra sự liên kết và phụ thuộc vào nhau giữa các thành phần trong đoạn và các đoạn trong bài.

Giống như chiếc móc xích, đoạn văn nào cũng có một câu văn nêu lên chủ đề hoặc ý mở đầu, sau đó, các câu sau dựa vào một ý nào đó trong câu trước và nối thêm vào những ý tiếp theo. (Đương nhiên là không nên hiểu máy móc là cứ câu sau là phải bám vào những câu trước, vì mỗi đoạn văn có một ngữ cảnh khiến cho người ta có thể tự suy luận và hiểu được giống như có 24hình/ giây là đủ để mắt người đọc được những hình ảnh liên tục).

Đến đây, chúng ta lại phải trả lời một vấn đề: Đọc như thế nào hiệu quả hay làm thế nào để nhìn ra các móc xích giữa các câu văn? Bạn cũng có thể thấy là luôn luôn có những liên kết vô hình và hữu hình trong đoạn văn mà mình phải nhìn ra. Tôi thường gọi đó là những “từ định hướng”, hay “từ chỉ thị” để chỉ các từ giúp mình nhìn ra liên kết giữa các câu, đó có thể là:

- Các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để cùng chỉ một sự vật sự việc hay một người.
- Liên từ, như however, nevertheless, addtionally, and, but, therefore,…. Những từ này giúp ta nhận biết được mối tương quan giữa các câu. Ví dụ, nếu thấy “however” xuất hiện, bạn sẽ expect một câu có nội dung tương phản với câu trước. Nếu câu trước là một ý tích cực, câu sau chắc chắn là một ý tiêu cực và ngược lại.
- Bổ ngữ về thời gian, địa điểm, để liên kết các sự kiện về mặt thời gian, không gian.
… (còn gì nữa thì các bạn từ tìm hiểu và bổ sung)
Các bạn cần luyện tập để nhìn ra những từ định hướng này và theo sát hướng phát triển của đoạn văn.

Sau khi đã nói quá kĩ về phần đọc như vậy, tôi nghĩ chắc mình cũng không nên nói quá nhiều về phần viết nữa vì tôi đã nói ở chương trước rằng nên tập viết từ những gì ta đọc được. Khi viết một đoạn văn, bạn cũng sẽ phải hình dung mình sẽ phát triển các ý như thế nào và phải giúp người đọc nhìn ra điều đó bằng cách sử dụng các từ định hướng giống như cách viết của người Anh và đưa những từ đó vào trong câu văn của mình một cách nhuần nhuyễn. Một cách hay là bạn có thể tập viết đoạn văn từ một dàn ý có sẵn: tức là bạn chọn một đoạn văn, bỏ hết đi chỉ giữ lại các liên từ, và thử viết lại một đoạn văn mới xem sao. Có thể bạn sẽ bắt đầu bằng một dàn ý kiểu như thế này:

“There are several disadvantages of this scheme. Firstly, it is obvious that…. Because….; as a result, ……This leads to an inconvenient situation of…. and would furthermore unnecessarily affects …. A second risk would be…. Since…. it would…. Moreover, ….. . “

Rất nhiều sách dạy chúng ta rằng, đại loại là bài viết của chúng ta phải được tổ chức tốt (well-organised), trong khi chẳng thấy sách nào đề cập phải tổ chức như thế nào một đoạn văn cả. Theo tôi, một đoạn văn tốt là đoạn văn mà các câu có sự kết nối và người đọc nhìn ra được liên kết đó một cách rõ ràng mạch lạc.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS   Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học và thi IELTS
» Học tập và chia sẻ kinh nghiệm cùng REA
» Lập nhóm học Writing IELTS với giaó viên có kinh nghiệm, chứng chỉ IELTS 8.0 tại Hà Nội
» Kinh Nghiệm Luyện Thi GRE
» Luyện thi IELTS: Tuyển sinh khóa IELTS Opener trong tháng 8

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Trao đổi kiến thức :: Giới thiệu học tiếng Anh-
Chuyển đến